Phân loại đất

Tập trung đất đai

Mức độ phân mảnh đất đai ở Việt Nam rất cao so với các tiêu chuẩn quốc tế. Diện tích đất nông nghiệp bình quân 1.560m2/người, thấp hơn 1/3 mức bình quân ở các nước láng giềng Thái Lan và Campuchia. 70% số hộ gia đình ở nông thôn có chưa đến 0,5 ha đất canh tác1, về cơ bản không đảm bảo được cuộc sống ở mức trung bình. Ở nhiều nơi, một trang trại có quy mô trung bình không đủ để nuôi một hộ gia đình ở trên mức chuẩn nghèo2. Trước đây, hạn điền đối với đất nông nghiệp được quy định 3 ha/hộ gia đình3. Luật đất đai sửa đổi đã quy định mức hạn điền linh hoạt từ 2 đến 30 ha tùy vùng.4

Cánh đồng lúa ở  Mù Căng Chải, Bắc Việt Nam. Ảnh: Trần Tùng, Flickr, Giấy phép CC BY-SA 2.0

Ở nông thôn, phổ biến tình trạng đất ruộng của các hộ gia đình phân thành nhiều mảnh nhỏ rải rác. Một nông hộ điển hình có khoảng 4,7 mảnh ruộng rời với chất lượng khác nhau, cách nhà chừng 4,7 km5. Lý giải đằng sau sự phân mảnh đất đai này là do nhiều yếu tố lịch sử, văn hoá, kinh tế để lại. 

Hầu hết đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp được giao cho các hộ gia đình trong hoặc trước năm 1993 như là một phần của cải cách Đổi Mới của Việt Nam. Kể từ thời điểm đó, một số mảnh đất đã được phân chia thông qua thừa kế, trong khi các mảnh khác được giao dịch hoặc phân bổ lại khi các chủ sở hữu khi đó đã di cư,  chết hoặc tự nguyện trả lại đất cho nhà nước 6. Hơn nữa, khoảng một triệu người Việt Nam đã phải di dời khỏi đất được giao cho họ thông qua cải cách do chuyển đổi mục đích sử dụng đất kể từ năm 2000. Trong nhiều trường hợp, địa điểm được coi là phù hợp nhất để tái định cư nằm trên chính những mảnh ruộng hay nương rẫy nhỏ lẻ của người dân được giao trước đây.

Các nhà kinh tế cho rằng manh mún về đất đai là yếu tố chính hạn chế năng suất của nông nghiệp Việt Nam. Vì vậy, dồn điền đổi thửa sẽ giúp người dân có thể áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tiết kiệm thời gian và tổ chức tốt hơn chuỗi giá trị sản xuất7.

Mặc dù vậy, bằng chứng cho những lập luận này cho đến nay còn gây nhiều tranh cãi trên thế giới. Thuyết “nghịch lý năng suất” cho rằng các trang trại quy mô nhỏ mới thực đem lại hiệu quả trên mỗi ha đất đai8. Trong khi đó, các nước phát triển theo mô hình trang trại quy mô lớn hơn và có tỉ lệ dân số trong ngành nông nghiệp thấp. Lực lượng lao động nông nghiệp của Việt Nam được đánh giá sẽ tiếp tục giảm trong những năm tới9.

Nhà nước đã giải quyết vấn đề manh mún đất đai thông qua một loạt các chương trình như “Dồn điền đổi thửa”, “Cánh đồng mẫu lớn”, “Nông thôn mới”, “Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới”. “Dồn điền đổi thửa” chủ trương quy hoạch lại ruộng đồng theo hướng sản xuất hàng hóa, khuyến khích các hộ gia đình hoán đổi các mảnh ruộng nhỏ lẻ để tạo ra những thửa ruộng lớn hơn, cho năng suất cao hơn10. “Cánh đồng mẫu lớn” là mô hình liên kết nông dân, theo đó một số người có thể mua hoặc thuê ruộng từ những người khác, hoặc các hộ hợp tác cùng góp vốn và đất đai để sản xuất theo một kế hoạch chung11. Kết quả khảo sát về dồn điền đổi thửa cho thấy một số người dân hài lòng với kết quả, song một số khác tham gia một cách khiên cưỡng12. Chủ trương dồn điền đổi thửa của nhà nước gặp phải một số ý kiến phê phán về sự thiếu nhất quán và để xảy ra tham nhũng trong quá trình triển khai13.

Bên cạnh đó, cũng có những hình thức dồn điền đổi thửa khác, gắn với lợi ích của doanh nghiệp. Thúc đẩy hợp tác công – tư trong nông nghiệp được coi là một nội dung quan trọng trong Chiến lược quốc gia về Phát triển Nông nghiệp, Nông thôn14. Các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra các mô hình cánh đồng mẫu lớn bằng cách đưa người dân tham gia vào các hợp đồng sản xuất chung hoặc thuê giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của họ. Ở một số địa phương, chính quyền đã tích cực hỗ trợ mô hình này thông qua các chính sách hỗ trợ. Ở những trường hợp thành công, mối liên kết giữa nông dân và thị trường này mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia. Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác, doanh nghiệp đẩy rủi ro kinh tế về phía người dân khiến họ rơi vào nguy cơ bị mất đất15. Yếu tố quyết định liệu người nông dân sẽ hưởng lợi hay chịu thiệt nằm ở chỗ họ có giữ được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) hay không.16

Việt Nam không có nhiều dự án tô nhượng đất đai quy mô lớn để kinh doanh nông nghiệp. Năm 2010, tỉnh Nghệ An đã tiếp nhận một dự án nông nghiệp trị giá 1,2 tỷ USD, dự kiến đến 2010 sẽ bàn giao cho chủ đầu tư 11.000 ha đất,như vậy ước tính có khoảng 4,4 vạn dân mất đất sản xuất. Giai đoạn đầu của dự án đã được thực hiện trên 2.500 ha liên quan đến 8 nông trường quốc doanh. Những người nông dân trước đây thuê đất của nông trường vì không có giấy chứng nhận nên không nhận được bồi thường về quyền sử dụng đất.17 . Trong những trường hợp như vậy, tích tụ đất đai diễn ra cũng có nghĩa người dân canh tác nhỏ lẻ bị thiệt hoàn toàn.

Nếu đem so sánh, có thể thấy tích tụ đất đai dựa vào cơ chế thị trường để mở rộng quy mô canh tác ở các tỉnh miền Nam đã mang lại hiệu quả cao, trong khi ở miền Bắc các chương trình dồn điền đổi thửa của Nhà nước phát huy tác dụng hơn18. Do hiệu ứng mang tính đan xen của các chương trình tích tụ đất đai, các cuộc tranh luận về sử dụng đất nông nghiệp sẽ vẫn còn là chủ đề trọng tâm trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

 

References

Contact us

Contact us

Do you have questions on the content published by Open Development Vietnam? We will gladly help you.

Have you found a technical problem or issue on the Open Development Vietnam website?

Tell us how we're doing.

Do you have resources that could help expand the Open Development Vietnam website? We will review any map data, laws, articles, and documents that we do not yet have and see if we can implement them into our site. Please make sure the resources are in the public domain or fall under a Creative Commons license.

File was deleted
ERROR!

Disclaimer: Open Development Vietnam will thoroughly review all submitted resources for integrity and relevancy before the resources are hosted. All hosted resources will be in the public domain, or licensed under Creative Commons. We thank you for your support.

uLfzR
* The idea box couldn't be blank! Something's gone wrong, Please Resubmit the form! Please add the code correctly​ first.

Thank you for taking the time to get in contact!