Kinh tế và thương mại

1. Bối cảnh

Việt Nam giành được độc lập vào năm 1975 sau hơn 1000 năm bị đô hộ, chiến tranh và xung đột. Tại thời điểm này, Việt Nam là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Tuy nhiên, chỉ trong 15 năm, Việt Nam đã chuyển mình từ một nền kinh tế phụ thuộc nông nghiệp thành nền kinh tế đang chuyển đổi, trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Việt Nam mở cửa hội nhập với kinh tế thế giới vào cuối những năm 1980 sau hơn một thập kỷ vận hành theo kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Tỷ lệ nghèo đói đã giảm mạnh từ 79,7% năm 1992 xuống 6,6% năm 2018 (3,2 USD /ngày theo PPP), trung bình giảm 2,8%/năm.1  Tốc độ của quá trình chuyển đổi này đã vượt xa các quốc gia tương đồng khác như Thái Lan, In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.

Quá trình chuyển đổi kinh tế của Việt Nam có thể được chia thành ba giai đoạn chính: 1986-1999: Đổi mới/cải cách kinh tế ; 2000-2009: Tích cực hội nhập  và 2010 đến nay: Đẩy mạnh tăng trưởng.2 

1986-1999: “Đổi mới”- cải cách kinh tế

Cải cách kinh tế một cách căn bản đã chuyển nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường mở. Các hoạt động sản xuất từ  đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã hỗ trợ quá trình thay đổi này.

Ngoài ra, chính phủ Việt Nam đã bắt tay vào hành động để xóa đói, giảm nghèo và phát triển an ninh lương thực quốc gia từ những năm 1990. Cả nước tập trung vào phát triển các hộ sản xuất quy mô nhỏ, mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp, tăng vụ, sử dụng lao động giá rẻ và hóa chất nông nghiệp. Bằng việc khuyến khích áp dụng các giống lúa mới và đầu tư mạnh vào hệ thống thủy lợi, chính phủ đã phát triển thành công hệ thống nông nghiệp độc canh. Điều này đã giúp đạt được mục tiêu an ninh lương thực, nhưng cũng dẫn đến giảm đa dạng sinh học cũng như giảm việc sử dụng các giống lúa bản địa. Việc sử dụng hóa chất nông nghiệp dẫn đến các vấn đề môi trường và làm mất đi các hình thức sinh kế truyền thống.3

2000-2009: Từ tự cung tự cấp đến tập trung xuất khẩu 

Việt Nam bắt đầu tích cực hội nhập thương mại toàn cầu từ năm 2000 sau khi ký Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ. Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2007. Việt Nam cũng chuyển sang nền kinh tế định hướng xuất khẩu, tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp, dệt may và nguyên liệu thô.

Câu chuyện thành công trong xóa đói giảm nghèo của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, Việt Nam đã đưa hơn 45 triệu người thoát nghèo và nâng cao mức sống của các hộ gia đình trong giai đoạn này. Tuy nhiên, việc ưu tiên tăng trưởng hơn là tính đến sự bền vững đã dẫn đến các thiệt hại về môi trường, bao gồm mất rừng, suy thoái đất và ô nhiễm nước.4Đồng thời, chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị và giữa các vùng ngày càng gia tăng.

2010-nay: Từ thu nhập trung bình thấp đến đẩy mạnh tăng trưởng

Sau một thời gian tăng trưởng cao kéo dài, Việt Nam được công nhận là nước có thu nhập trung bình thấp vào năm 2010. Tăng trưởng tiếp tục được đẩy nhanh (GDP bình quân giai đoạn 1986-2019 là 6,55%).5Tăng trưởng tiếp tục ở mức 2,9% vào năm 2020, bất chấp đại dịch COVID-19.6

Chi phí lao động hợp lý và các điều kiện kinh doanh ngày càng được cải thiện đã khiến Việt Nam trở thành điểm đến phổ biến của FDI.7Việt Nam cũng được coi là một trong những nền kinh tế năng động và cởi mở nhất thế giới với 16 Hiệp định Thương mại Tự do (FTA)8đã tham gia, trong đó có hai FTA “thế hệ mới” – Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và  Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA). Một số thách thức vẫn còn đó, bao gồm cơ sở hạ tầng còn kém phát triển và cải cách khu vực công chậm, trong khi hệ thống ngân hàng và môi trường kinh doanh cần được cải thiện hơn nữa.

Việt Nam hiện đang tập trung vào nông – lâm nghiệp bền vững, tăng khả năng thích ứng và chống chịu với biến đổi khí hậu, đồng thời phát triển chuỗi giá trị bền vững. Tuy nhiên, những cố gắng này vẫn chưa bù đắp được toàn bộ những tác động xấu kéo dài đến môi trường của các giai đoạn trước. biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường, an ninh lương thực và sinh kế vẫn là một trong những lo ngại chính. Làm thế nào để cân bằng giữa phát triển kinh tế với các cân nhắc về môi trường và xã hội cần tiếp tục tiến hành.

2. Các ngành kinh tế chính

Ngành nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trước những năm 2000, nông nghiệp là trụ cột của nền kinh tế, đóng góp 33,5% GDP quốc gia trong giai đoạn 1986-1999 và là nguồn cung cấp sinh kế chính cho người dân. Kể từ những năm 2000, sản xuất nông nghiệp đã giảm dần, xuống còn 14% GDP vào năm 2020, chỉ sử dụng 36% lực lượng lao động cả nước,9phản ánh sự thay đổi cơ cấu kinh tế rõ rệt theo thời gian. Dịch vụ hiện là ngành đóng góp lớn nhất vào sản lượng quốc gia, chiếm 41,63% GDP và thu hút 35% lực lượng lao động trong năm 2020. Công nghiệp chiếm 33,72% GDP, sử dụng 28% lực lượng lao động trong năm 2020. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò bệ đỡ trong việc đảm bảo ổn định kinh tế quốc gia, đặc biệt là trong các cuộc khủng hoảng kinh tế.10 

GDP bình quân đầu người tăng với tốc độ cao, ở mức 5,12% hàng năm trong giai đoạn 1986-2019 và đã tăng gấp 7,14 lần trong giai đoạn 2000-2020, đạt 2.786 đô la Mỹ vào năm 2020.11Tuy nhiên, so với các nước láng giềng, con số tuyệt đối này vẫn còn khá thấp do một số nguyên nhân như: xuất phát điểm thấp ở những năm 1980; năng suất bị chững lại và thấp hơn các nước khác; và khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng trong thập kỷ qua.12

3. Thương mại 

Việt Nam nhập siêu nhẹ trong giai đoạn 1990-2011, nhưng sau đó chuyển sang xuất siêu trong giai đoạn 2012-2019. Tổng thương mại, xuất khẩu và nhập khẩu đã tăng nhanh chóng, ở mức 18% hàng năm trong giai đoạn 1991-2019. Năm 2019, tổng kim ngạch thương mại đạt giá trị kỷ lục 51 tỷ USD.13 Việt Nam đã nhảy từ vị trí thứ 39 năm 2009 lên vị trí thứ 23 năm 2019 trong số 50 quốc gia kinh doanh hàng hóa hàng đầu thế giới. Sự cải thiện này chủ yếu từ sự tham gia tích cực của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt là sản phẩm sản xuất chế tạo.14

So với các thị trường đang phát triển khác trong khu vực, Việt Nam dẫn đầu về sản xuất chế tạo và cung ứng giá rẻ bên cạnh Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam chủ yếu làm gia công với giá trị gia tăng thấp, khiến cho Việt Nam rơi bẫy “lao động giá rẻ”. Năm 2019, Việt Nam nhập khẩu 263 tỷ đô la Mỹ. Các mặt hàng nhập khẩu có giá trị cao nhất là Mạch tích hợp, Điện thoại, Dầu mỏ tinh chế, Vải dệt kim cao su nhẹ và Thiết bị bán dẫn. Các đối tác nhập khẩu hàng đầu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Đài Loan.

 

Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 280 tỷ USD trong năm 2019, đứng thứ 20 trên thế giới. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực có giá trị cao nhất là Thiết bị phát thanh truyền hình, Điện thoại, Mạch tích hợp, Giày vải và Da giày. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đức.

 

4. Đầu tư

Cam kết của Chính phủ tập trung cho khu vực tư nhân dẫn dắt tăng trưởng đồng nghĩa với việc khu vực kinh tế ngoài nhà nước là động lực thúc đẩy tăng trưởng trong 25 năm qua.15Đầu tư của khu vực nhà nước ngày càng giảm (43% năm 1995 xuống 31% năm 2019), trong khi khu vực ngoài nhà nước (bao gồm hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp tư nhân) tăng: đóng góp 46% tổng đầu tư toàn xã hội năm 2019 từ mức chỉ 23% năm 1995.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một động lực tiếp theo của nền kinh tế Việt Nam, giúp thu hút nguồn vốn và chuyên môn vào các ngành công nghiệp giá trị gia tăng ở Việt Nam. Trong ba thập kỷ qua đã có tổng cộng 154,5 tỷ đô la Mỹ được giải ngân, chiếm khoảng 20% ​​tổng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp Việt Nam.16Các ngành công nghiệp chế biến và sản xuất chế tạo đã thay thế khai thác mỏ trở thành đối tượng hưởng lợi chính của FDI.

5. Nợ công và nợ tư

Nợ là công cụ giúp Việt Nam huy động vốn để phát triển kinh tế xã hội. Trong 10 năm qua, nợ công ở Việt Nam đã tăng đáng kể, mức đỉnh cao nhất là 63,7% GDP.17Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã cố gắng giảm con số này dưới trần nợ công 65% theo quy định, xuống còn 43,4% GDP vào năm 2019 và 46,6% vào năm 2020. Mức tăng nhẹ năm 2020 chủ yếu từ việc đưa ra gói kích thích tài khóa 12,03 tỷ đô la Mỹ (khoảng 3,4% GDP) để giúp bù đắp ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.18Tuy nhiên, khoảng 40% nợ của Việt Nam có kỳ hạn trung hoặc dài hạn – đây là một rủi ro đáng kể bởi 40% nợ đó là ngoại tệ và tức là một loại rủi ro tiền tệ.19

Nợ của khu vực tư nhân cũng đang tăng quá mức, chiếm 137,9% GDP vào cuối năm 2019. Con số này vượt xa các quốc gia khác ở cùng giai đoạn phát triển.20

6. Đồng tiền và lạm phát

Việt Nam đồng (VND) đã giảm 30% giá trị so với đồng đô la Mỹ trong vòng 10 năm qua. Lạm phát (được đo lường bằng chỉ số giá tiêu dùng) cũng có nhiều biến động, đạt đỉnh vào 2008 với 23,12% và một lần nữa tăng cao vào năm 2011 với 18.68%. Chính vì vậy, Ngân hàng nhà nước và Chính phủ nỗ lực để kiểm soát lạm phát bằng các chính sách tiền tệ từ 2015. Đến 2020, lạm phát chỉ đạt  3.23%. 

References

Contact us

Contact us

Do you have questions on the content published by Open Development Vietnam? We will gladly help you.

Have you found a technical problem or issue on the Open Development Vietnam website?

Tell us how we're doing.

Do you have resources that could help expand the Open Development Vietnam website? We will review any map data, laws, articles, and documents that we do not yet have and see if we can implement them into our site. Please make sure the resources are in the public domain or fall under a Creative Commons license.

File was deleted
ERROR!

Disclaimer: Open Development Vietnam will thoroughly review all submitted resources for integrity and relevancy before the resources are hosted. All hosted resources will be in the public domain, or licensed under Creative Commons. We thank you for your support.

p4ajD
* The idea box couldn't be blank! Something's gone wrong, Please Resubmit the form! Please add the code correctly​ first.

Thank you for taking the time to get in contact!