Sông và hồ

Hệ thống nước mặt của Việt Nam bao gồm sông, suối, ao hồ, vùng đất ngập nước và đại dương, trong đó nguồn nước sông là quan trọng nhất được sử dụng rộng rãi trong sinh kế và sản xuất.

Một con sông gần  Sa Pa, Việt Nam, một thị trấn biên giới và thủ phủ tỉnh Lào Cai ở Tây Bắc Việt Nam. Ảnh của BRJ INC Giấy phép BY-NC-ND-2.0.

Việt Nam có hệ thống sông ngòi chằng chịt với hơn 2.360 con sông có chiều dài hơn 10 km trong đó có 109 sông chính. Có 16 lưu vực sông lớn với diện tích lưu vực trung bình trên 2.500 km2, 10/16 lưu vực có diện tích trên 10.000 km21 Đó là các sông Hồng, Thái Bình, Bằng Giang, Kỳ Cùng, Mã, Cả, Vu Gia – Thu Bồn, Ba, Đồng Nai và Mê Kông. 2

Trong số các lưu vực sông này, 60% tập trung dọc theo lưu vực sông Mê Kông và 16% dọc theo lưu vực sông Thái Bình. 3 Năm 2011, tổng diện tích lưu vực của hai lưu vực sông này là hơn 1.167.000 km2, với 72% lưu lượng bề mặt trong các lưu vực này là bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Chỉ có 310-320 tỷ m3 nước có nguồn gốc nội sinh 4

Hai lưu vực sông chính của Việt Nam tạo nên hai đồng bằng châu thổ lớn là đồng bằng sông Hồng và sông Mê Kông, hai vựa lúa quan trọng đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước. Nước chảy vào cả hai vùng đồng bằng này đều bắt nguồn từ các con sông xuyên biên giới ở thượng nguồn, vì vậy Việt Nam không có toàn quyền kiểm soát lưu lượng. Điều này dẫn đến sự phức tạp trong trị thủy so với các con sông nhỏ bắt nguồn từ nội địa. Biến đổi khí hậu, phá rừng, khai thác mỏ và việc xây dựng các đập thủy điện cũng tác động đáng kể đến chất và lượng tài nguyên nước tại Việt Nam cũng như hạn chế tổng lượng nước hữu ích. 5

Địa hình dốc ở Việt Nam dọc theo trục tây bắc và đông nam, khiến nước mặt tập trung chủ yếu ở phía đông, nơi có tất cả các lưu vực sông chính, trong khi các khu vực miền núi phía tây khô hạn hơn nhiều.

Biến đổi khí hậu đã dẫn đến một số hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, chẳng hạn như hạn hán ở ngay tại các vùng có lượng mưa cao và xâm nhập mặn do mực nước biển dâng cao. Điều này đã làm giảm chất và lượng nước mặt tại Việt Nam. Nguồn nước trở nên khan hiếm hơn, đặc biệt là vào mùa khô, khi ao hồ đã cạn. Hệ thống sông đã bị suy thoái do ô nhiễm và dự trữ nước ngầm đang giảm do khai thác quá mức và thiếu quản lý hiệu quả ở một số khu vực. 6.

Nhu cầu nước nông nghiệp và sinh hoạt được dự đoán sẽ tăng mạnh do sự phát triển kinh tế xã hội và tăng trưởng dân số ở tất cả các vùng (xem Bảng 1). Cụ thể, bốn lưu vực sông ở Việt Nam – lưu vực sông Hồng-Thái Bình, Cửu Long, Đồng Nai và lưu vực cụm sông Đông Nam Bộ (SERC) – đóng góp lượng nước cần thiết để sản xuất khoảng 80% GDP của Việt Nam. Các lưu vực này dự kiến sẽ trải qua mùa khô “căng thẳng về nước” trước năm 2030. 7 Lưu vực SERC, bao gồm một nhóm sông ở một phần tương đối khô hạn ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận hiện đang chịu áp lực nước nghiêm trọng và dự đoán đến năm 2030 sẽ chỉ đáp ứng được 28% nhu cầu nước vào mùa khô. 8

Nhu cầu nước tưới tổng (GIR) Năm có lượng mưa trung bình

Lưu vực sông200120102020
Bằng Giang10.66.86.1
Hồng13.112.111.1
11.89.48.8
Cả11.98.97.5
Thạch Hãn

14.511.210.0
Hương12.111.713.0
Thu Bồn11.69.28.2
Trà Khúc12.39.87.7
Kone27.123.019.6
Ba20.3013.611.7
Sesan8.18.67.9
Srepok14.111.610.6
Đồng Nai21.512.69.6
Cửu Long19.617.115.1

Các giá trị GIR trên đây được sử dụng để tính toán nhu cầu nước theo lưu lượng (m3/giây) hoặc theo khối lượng (triệu m3/năm) cần cung cấp cho khu vực thuỷ lợi. Nguồn: Nghiên cứu về Phát triển và quản lý tài nguyên nước trên toàn quốc tại Việt Nam

Trong khi khan hiếm nước đang trở thành một vấn đề lớn ở Việt Nam, nhận thức về vấn đề này còn yếu. Trong một cuộc khảo sát được tiến hành bởi GS.TS Lê Bắc Huỳnh, Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, về các rủi ro biến đổi khí hậu liên quan đến lưu vực sông, chỉ có 30% số người được hỏi lo lắng về tình trạng các con sông. Hơn 30% số người được hỏi không biết về tác động của ô nhiễm, bồi lắng và giảm lưu lượng nước ở Việt Nam, mặc dù sinh kế của họ bị tác động trực tiếp bởi những áp lực này. 9

Những hạn chế trong quy hoạch đầu nguồn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho tình trạng khan hiếm nước. Các hoạt động như khai thác gỗ bất hợp pháp, quy hoạch kém trong nông nghiệp và lâm nghiệp, nước thải công nghiệp không được xử lý từ các nhà máy và thành phố làm suy giảm nguồn nước ngọt. Nó cũng làm tăng nguy cơ liên quan đến hạn hán và làm cho hậu quả của hạn nghiêm trọng hơn. 10

Tuy nhiên, hệ thống thủy lợi này được báo cáo là không được duy trì hiệu quả và do đó, hiện mới chỉ hoạt động ở mức 50 đến 60% công suất. Năm 2013 tại thời điểm báo cáo được công bố, mức tiêu thụ nước hàng năm của ngành nông nghiệp ở Việt Nam là khoảng 93 tỷ m3 hoặc chỉ hơn 80% tổng lượng nước tiêu thụ, so với 17,3 tỷ m3 cho công nghiệp (15%), 2 tỷ m3 cho lĩnh vực dịch vụ và 3,1 tỷ m3 cho sinh hoạt 11.

Đến năm 2030, tỷ lệ sử dụng nước dự kiến sẽ thay đổi, với tỷ lệ nước được sử dụng bởi nông nghiệp giảm xuống còn 75%, và tiêu thụ của ngành dịch vụ và sinh hooạt tăng lên 9%. Tổng nhu cầu về nước dự kiến tăng gấp đôi, chiếm khoảng 1/10 lượng nước sông ngòi, 1/3 lượng nước nội địa, 1/3 tổng lượng nước chảy ổn định. 12.

References

Contact us

Do you have questions on the content published by Open Development Vietnam? We will gladly help you.

Have you found a technical problem or issue on the Open Development Vietnam website?

Tell us how we're doing.

Do you have resources that could help expand the Open Development Vietnam website? We will review any map data, laws, articles, and documents that we do not yet have and see if we can implement them into our site. Please make sure the resources are in the public domain or fall under a Creative Commons license.

File was deleted
ERROR!

Disclaimer: Open Development Vietnam will thoroughly review all submitted resources for integrity and relevancy before the resources are hosted. All hosted resources will be in the public domain, or licensed under Creative Commons. We thank you for your support.

zEtnw
* The idea box couldn't be blank! Something's gone wrong, Please Resubmit the form! Please add the code correctly​ first.

Thank you for taking the time to get in contact!