Tôn giáo của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Với 54 dân tộc cùng nhau chung sống, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Người Kinh – đa số với 82 triệu người, chiếm 85,4% dân số cả nước, 53 dân tộc thiểu số (DTTS) với 14,12 triệu người, chiếm 14,6% dân số.1 Các DTTS cư trú trên địa bàn khá rộng lớn; trừ các dân tộc Chăm, Hoa, Khmer cư trú ở vùng đồng bằng, hầu hết các DTTS sống ở miền núi, vùng cao, vùng sâu vùng xa, tập trung dọc theo biên giới phía Bắc và phía Tây của đất nước. 

Hầu hết các DTTS vẫn giữ tín ngưỡng truyền thống, thờ đa thần với quan niệm vạn vật hữu linh và thờ cúng theo phong tục tập quán truyền thống – thường được tuyên bố là “không tôn giáo” –  với 83,4% dân số DTTS, chỉ có 16,6% theo tôn giáo cụ thể.2

Trước năm 1990, chỉ có một số ít người DTTS theo tôn giáo, chủ yếu là người Khmer theo Phật giáo Nam tông; người Chăm theo đạo Bàlamôn và  đạo Islam; một số tộc người ở khu vực Tây Nguyên (Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai) và một số tộc người ở khu vực Tây Bắc (Mông) theo Công giáo; người Dao theo Tin lành. Theo thời gian, các tôn giáo dần dần thâm nhập vào những vùng đồng bào DTTS, hình thành các cộng đồng tôn giáo.3 Đến năm 2019, số lượng tín đồ là DTTS ở Việt Nam đã tăng đáng kể. Hiện có khoảng 3.025.174 người từ 33 DTTS là các tín đồ tôn giáo, được phân bố chủ yếu theo Phật giáo (1.448.366 tín đồ), Công giáo (548.130 tín đồ), Tin lành (874.359 tín đồ); Islam giáo/Hồi giáo (85.452 tín đồ), các tôn giáo khác (69.592 tín đồ).4

Theo phân bố địa lý trên cả nước, có bốn cộng đồng DTTS có những nét riêng độc đáo về tôn giáo trên nền văn hoá Việt Nam đa dạng:

  • Thứ nhất, người Khmer ở ​​đồng bằng sông Cửu Long theo Phật giáo Nguyên thủy. Tính đến năm 2020, có gần 1,3 triệu tín đồ, hơn 7.000 tu sĩ, tu tập tại 462 ngôi chùa, chủ yếu ở khu vực Tây Nam Bộ.5
  • Thứ hai, cộng đồng người DTTS ở Tây Nguyên theo đạo Công giáo và đạo Tin Lành. Năm 2017, có 49.581 người Công giáo DTTS ở khu vực này. Ngoài ra còn có 639.990 tín đồ Tin lành (chưa kể 20.100 tín đồ người Kinh) đang hành đạo ở 331 chi nhánh và 1.742 điểm nhóm ( tăng gấp hơn 12 lần so với trước năm 1975) của hơn 30 hệ phái Tin lành.6
  • Thứ ba, cộng đồng DTTS vùng Tây Bắc (bao gồm các tỉnh miền núi phía Bắc) theo đạo Công giáo, Tin lành và Phật giáo. Tính đến năm 2018, có 412.945 người theo đạo Phật, 479.644 người theo đạo Công giáo, 213.913 người theo đạo Tin Lành (chủ yếu là người Mông, Dao và một số dân tộc khác).7
  • Thứ tư, cộng đồng người Chăm ở 24 tỉnh, thành theo hai tôn giáo: Islam giáo (Hồi giáo) và Bà La Môn giáo. Người Chăm theo đạo Bà La Môn có 66.515 người, tập trung ở 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và một số tỉnh vùng Đông Nam Bộ. Cộng đồng Hồi giáo được chia thành hai nhánh – Chăm Islam và Chăm Bani. Người Chăm Islam có khoảng 30.000 người ở các tỉnh An Giang, Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Nai, Ninh Thuận, Bình Thuận, trong khi người Chăm Bani có 50.095 tín đồ, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.8

Bên cạnh các tôn giáo đã được nhà nước công nhận, nhiều hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện trong cộng đồng người DTTS ở Việt Nam, chủ yếu ở khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Ở khu vực miền núi phía Bắc có các hiện tượng như: Dương Văn Mình, Phạ Tốc, San Sư Khẹ Tộ, Sề Chu Hà Ly Cha (Xề A), Giê Sùa, Bà Cô Dợ, Sự cứu rỗi đời đời,… Tại khu vực Tây Nguyên có các hiện tượng như: Hà Mòn, Canh Tân Đặc sủng, Tin lành Đềga, Amí Sara, Pơ khắp Brâu, Cây Thập giá Chúa Jesu Krist (Thánh giá, Chúa mặt Trời mọc), Giáo hội Tin lành đấng Christ Việt Nam, Giáo hội Liên hữu Luthevan Việt Nam và Hoa Kỳ,9

Những năm qua, Nhà nước Việt Nam đã công nhận hàng trăm tổ chức tôn giáo trực thuộc trong các DTTS (trong đó phần lớn là các tổ chức của đạo Tin lành và Công giáo). Các tổ chức này hiện đang duy trì hoạt động ổn định ở các vùng dân tộc thiểu số.Đối với những hiện tượng tôn giáo “lạ”, “mới”, Chính phủ rất thận trọng trong việc giám sát, quản lý và cấp phép hoạt động, đôi khi gây ra những tranh cãi trong dư luận về tự do tôn giáo.

 

References

Contact us

Contact us

Do you have questions on the content published by Open Development Vietnam? We will gladly help you.

Have you found a technical problem or issue on the Open Development Vietnam website?

Tell us how we're doing.

Do you have resources that could help expand the Open Development Vietnam website? We will review any map data, laws, articles, and documents that we do not yet have and see if we can implement them into our site. Please make sure the resources are in the public domain or fall under a Creative Commons license.

File was deleted
ERROR!

Disclaimer: Open Development Vietnam will thoroughly review all submitted resources for integrity and relevancy before the resources are hosted. All hosted resources will be in the public domain, or licensed under Creative Commons. We thank you for your support.

UJDja
* The idea box couldn't be blank! Something's gone wrong, Please Resubmit the form! Please add the code correctly​ first.

Thank you for taking the time to get in contact!