Phụ nữ và Dữ liệu mở
Điều gì cản trở phụ nữ ở khu vực Mê-kông tiếp cận dữ liệu mở?
Phụ nữ ở khu vực Mê-kông: Tìm hiểu các rào cản đối với việc tiếp cận dữ liệu mở của phụ nữ ở Cam-pu-chia, CHDCND Lào, My-an-mar và Việt Nam
Bất bình đẳng giới tác động mạnh mẽ tới cuộc sống của phụ nữ trên toàn thế giới. Tại Sáng kiến Phát triển Mở, chúng tôi muốn tìm hiểu bất bình đẳng giới tác động như thế nào đến phụ nữ ở các nước Mê-kông – bao gồm Cam-pu-chia, Lào, My-an-mar và Việt Nam (CLMV) – trong việc tiếp cận dữ liệu mở. Năm 2019, chúng tôi đã thực hiện và hoàn thành một nghiên cứu về chủ đề này, các kết quả đã được công bố trên nền tảng Sáng kiến phát triển Mê-kông. Báo cáo tóm tắt về Việt Nam đã được dịch sang tiếng Việt. Bạn đọc có thể xem tại đây.
Mặc dù mỗi quốc gia CLMV có những đặc thù riêng, phụ nữ trong khu vực đang đối mặt với những rào cản tương tự nhau, đó là:
- Hỗ trợ thể chế còn hạn chế trong việc tăng khả năng tiếp cận thông tin;
- Các chuẩn mực văn hóa về giới vẫn còn ăn sâu trong tư tưởng và chưa được gỡ bỏ; và
- Thiếu lãnh đạo có uy tín và thiếu tính bao trùm
Bạn có thể đọc báo cáo khu vực và bản tóm tắt báo cáo quốc gia dưới đây.
“Nếu nhà có máy vi tính, đàn ông và con trai sẽ được ưu tiên đầu tiên để vào internet” — Myanmar
Cuộc sống hàng ngày của những người phụ nữ mà chúng tôi đã phỏng vấn được định hình bởi những kỳ vọng giới, về việc họ nên là ai, họ nên hành động như thế nào, và họ nên làm gì. Đây là nguyên nhân sâu xa của hầu hết các vấn đề về tiếp cận, bao gồm hiểu biết về dữ liệu và kỹ thuật số, sử dụng các công nghệ, và hơn thế nữa. Chuẩn mực văn hóa là chiếc kính lúp phóng đại bất cứ rào cản nào khác, cả về thể chế, kinh tế xã hội hay đời sống.
Những người phụ nữ mà chúng tôi phỏng vấn hầu hết ở thành thị và có học thức – do đó họ có khả năng hiểu được cách tiếp cận dữ liệu và thông tin, cũng như tầm quan trọng của nó. Việc thiếu cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông ở các khu vực nông thôn khiến những khó khăn càng thêm trầm trọng. Mặc dù vậy, không nên lấy hoàn cảnh này để biện minh cho một nền văn hóa thể chế hạn chế các kênh tiếp cận dữ liệu và một hệ sinh thái dữ liệu thiếu tính bao trùm. Khi dữ liệu không được công bố thì không có cách nào để tiếp cận được nó. Mặc khác, dữ liệu đang được công bố lại không dễ tiếp cận cho người dân tại CLMV. Khoảng cách về ngôn ngữ là một ví dụ.
“Nếu bạn biết tiếng Anh thì cả thế giới sẽ mở ra cho bạn, còn nếu bạn chỉ nói tiếng Khơ me, bạn sẽ bị giới hạn rất nhiều.” — Cam-pu-chia
Những vấn đề mang tính hệ thống này không dễ dàng thay đổi. Các nguyên tắc về dữ liệu mở không thể giải quyết mọi vấn đề. Thay đổi thực sự trong bình đẳng giới đòi hỏi tư duy liên ngành vượt ra ngoài kịch bản thông thường và cam kết thực sự về tính bao trùm. Hỗ trợ của chính phủ là cần thiết, trong đó việc giải quyết nhu cầu về phổ cập cơ sở hạ tầng là ưu tiên hàng đầu. Phụ nữ và ngành dữ liệu mở có thể được hưởng lợi từ những thay đổi mang tính hệ thống về chia sẻ thông tin và về giới, cùng với việc hỗ trợ tiếp cận các công cụ, kỹ năng và thông tin số. Bao trùm hữu ích, thông qua việc cung cấp thông tin dưới các ngôn ngữ liên quan và ở nhiều định dạng, và ưu tiên cho các cộng đồng bên lề chẳng hạn như thông qua chủ quyền dữ liệu, là rất cần thiết.
Phụ nữ khu vực Mê-kông mong muốn có thông tin và dữ liệu trung thực và đáng tin cậy để thúc đẩy bình đẳng giới. “Nghiên cứu về Phụ nữ Mê-Kông và Dữ liệu mở” của Sáng kiến phát triển mở nhằm hỗ trợ những nỗ lực thúc đẩy một môi trường dữ liệu công bằng khu vực Mê- Kông.
Tải về và đọc báo cáo tại đây: