Rừng ngập mặn – nguồn carbon xanh, góp phần giảm khí thải nhà kính

Với tổng diện tích khoảng 200.000ha (chỉ chiếm 1,5% tổng diện tích rừng quốc gia), rừng ngập mặn của Việt Nam được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đánh giá không chỉ có giá trị về kinh tế-xã hội, bảo tồn đa dạng sinh học mà còn là bể hấp thụ và chứa carbon lớn, góp phần đáng kể trong việc giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Được sự hỗ trợ từ Dự án Từ cam kết đến hành động thực hiện tại vùng châu Á-Thái Bình Dương, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc phối hợp với Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) xây dựng phương pháp đo đếm và tính toán lượng carbon rừng ngập mặn. Kết quả cho thấy trữ lượng carbon từ rừng ngập mặn của Việt Nam là khoảng 245 tấn/ha. Trong số đó, trung bình lượng carbon trong sinh khối của thực vật sống (gồm cả phần thực vật sống trên mặt đất và phần rễ dưới mặt đất) chỉ chiếm 29%, còn lại 71% nằm trong đất dưới tán rừng ngập mặn (độ sâu khoảng 30cm).

Theo các chuyên gia về biến đổi khí hậu của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, tái sinh rừng ngập mặn có thể trở thành một giải pháp nhằm đạt được đồng thời cả mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thích ứng biến đổi khí hậu trong quá trình Việt Nam thực hiện cam kết Đóng góp do quốc gia tự quyết với quốc tế về biến đổi khí hậu.

Đọc tiếp…

Hoàng Vân