Khởi sắc kinh tế rừng xanh – Bài 2: Từ tri thức bản địa “đẻ” ra tiền
Các nhà khoa học đánh giá, kiến thức bản địa và sản vật dưới tán rừng là tiềm năng lớn, giúp dọc dài dãy Trường Sơn phát triển nếu như được phát huy. Và người trẻ ngày nay lên với các cánh rừng cũng đến với kiến thức bản địa một cách thích thú, từ đó lan tỏa bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn.
Khi ngày càng nhiều du khách đến với các cánh rừng, nhu cầu tận hưởng thảo dược ngày càng nhiều, cùng đó là sản vật ngoài gỗ ngày càng được tin dùng. Nhờ vậy, nguồn thảo dược quý của “trời Nam” được người dân bảo tồn và nhân giống, khai thác bền vững.