Việt Nam cải thiện thứ hạng trong bảng xếp hạng tiến bộ xã hội

Sử dụng GDP làm đại diện cho sự phát triển có thể không phản ánh đầy đủ về phát triển bền vững chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố,  cũng như những thiếu sót nghiêm trọng ở những quốc gia chú trọng vào GDP. Việc đo lường một cách hiệu quả những gì được tính đến có thể có tạo tác động biến đổi và đưa thế giới hướng tới con đường phát triển bền vững, toàn diện và công bằng hơn.

Chỉ số Tiến bộ Xã hội (SPI) cung cấp khuôn khổ toàn diện để đo lường nhiều khía cạnh của tiến bộ xã hội, đo lường thành công và thúc đẩy tốt hơn phúc lợi của con người. Nhìn chung, Chỉ số Tiến bộ Xã hội đo lường những khía cạnh của tiến bộ xã hội đối với hơn 99,97% dân số thế giới.

Việt Nam đã có bước cải thiện ấn tượng khi Chỉ số xếp hạng tiến bộ xã hội tăng từ 49 lên 70 điểm (thang điểm 100) trong giai đoạn 1990-2020, tương đương với sự cải thiện đáng kể 13 bậc trong Bảng xếp hạng, trong đó điểm số của chỉ tiêu “nhu cầu cơ bản của con người” có số điểm cao (83 điểm).

Đọc tiếp…

GS. Trần Thọ Đạt