‘Trữ lượng cát ở ĐBSCL sẽ cạn kiệt trong 10 năm nữa’

Trữ lượng cát của Đồng bằng sông Cửu Long chỉ tồn tại tối đa một thập kỷ nữa, nếu duy trì tốc độ khai thác như hiện nay, theo TS Sepehr Eslami. Dự báo trên được TS Sepehr Eslami (Trưởng nhóm tư vấn Liên doanh Deltares) công bố tại Hội thảo về xây dựng ngân hàng cát cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chiều 29/9, do Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) đồng tổ chức.

Kết quả nghiên cứu cho năm 2022, lượng cát đổ về từ thượng nguồn Mekong vào Việt Nam qua sông Tiền (Tân Châu, An Giang và Hồng Ngự, Đồng Tháp) và sông Hậu (Châu Đốc, Đồng Tháp) ước tính 2-4 triệu m3. Con số này thấp hơn nhiều so với ước tính trước đây là 6,8-7 triệu tấn. Trong khi đó, lượng cát đổ ra cửa Biển Đông là 0-0,6 triệu m3, và lượng cát khai thác hàng năm trong giai đoạn 2017-2022 từ 35-55 triệu m3.

Nhóm nghiên cứu dự báo nếu trữ lượng cát bị khai thác hết (500 triệu m3), đáy sông sẽ sâu thêm 0,5-1 m. Hệ quả là thêm 180-200 nghìn ha sẽ bị ảnh hưởng mặn (tăng 10 %) và biên độ thuỷ triều sẽ tăng thêm 6-8 cm. Tình trạng sạt lở và sụt lún cũng sẽ nghiêm trọng hơn.

Đọc tiếp…

Thu Hằng - Huy Phong