Bảo tồn sinh cảnh các khu đất ngập nước góp phần lưu trữ carbon

Việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái của các vùng đất ngập nước (các khu Ramsar) đã góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững, dự trữ carbon, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Tiến sỹ Dư Văn Toán, Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, rừng ngập mặn được đánh giá là hệ sinh thái có năng suất cao ở khu vực ven biển nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn cầu; đóng góp 50% vật chất cho đại dương từ các vật liệu trong rừng và 15% tổng lượng vật chất hữu cơ trong trầm tích biển.

Việt Nam trở thành thành viên của Công ước về các vùng đất ngập nước, hay còn gọi là Công ước Ramsar vào năm 1989. Cho đến nay, cả nước đã có 9 vùng đất ngập nước với tổng diện tích 120.549 ha được công nhận là khu Ramsar – vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế.

Đọc tiếp…