Những thách thức đối với thị trường carborn thí điểm

Để đạt được các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính toàn cầu theo cam kết tại các Hội nghị COP 21 và COP 26, một chiến lược quan trọng do Liên hợp quốc đề xuất là thành lập thị trường tín chỉ carbon trên cả quy mô toàn cầu và từng quốc gia. Thị trường carbon không chỉ đẩy nhanh quá trình giảm phát thải khí nhà kính mà còn mang lại nguồn tài chính quan trọng, đặc biệt là cho các nước đang phát triển.

Tuy nhiên, khi thời điểm ra mắt thí điểm nền tảng giao dịch tín chỉ carbon năm 2025 đang đến gần, Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc thiết lập thị trường riêng của mình.

Tiến sĩ Hà Duy Ngọc, thành viên Viện Kinh tế Việt Nam, nhấn mạnh thách thức chính liên quan đến chính sách. Việt Nam hiện vẫn đi sau đáng kể so với các quốc gia và khu vực dẫn đầu về chuyển đổi xanh như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và EU, đặc biệt là trong việc xây dựng các chính sách hỗ trợ và triển khai hiệu quả thị trường carbon. Khung chính sách hiện tại chỉ bao gồm các khía cạnh cơ bản như phân công nhiệm vụ hình thành thị trường và xác định các thành phần thị trường, dẫn đến những thách thức trong quá trình triển khai thực hiện.

Đọc tiếp…

Việt An